Thursday, 16/01/2025 - 00:58|
Chào mừng bạn đến với cổng thông tin điện tử của Trường THCS Song Mai

Truyện ngắn " Con Gà Chọi"

Tập1 - " Con gà chọi".

Lời tựa:

Chào các bạn, tôi xin đăng gửi tác phẩm truyện: “Con gà chọi” - Tập 1. Tác phẩm đầu tay tôi viết về những cảnh sinh hoạt đời thường bối cảnh tuổi thơ thế hệ 7x, 8x, 9x, cái thời mà tuổi thơ gắn liền với những buổi trốn ngủ trưa, đêm trăng hè chơi đi ẩn trốn tìm, chơi bắn nhau, chơi kiệu ngựa, chơi ô ốc, chơi nhảy dây, chơi bi, chơi đáo, mò cua bắt cá, bắt cào cào, chọc những tổ ong vàng về rang… Kính mong các bạn động viên, phê bình, ủng hộ để cá nhân tôi có thêm động lực nhiệt huyết trên lĩnh vực mới! Xin chân thành cảm ơn các bạn!

 

Truyện ngắn “CON GÀ CHỌI” - Tập 1

               Tác giả: Đào Ngọc Đăng

 

Ngày thứ hai rồi, San vẫn dằn vặt đứng ngồi không yên, mặt nó cứ bần thần. Sáng nay, mẹ nó bảo đồ ăn để ở dưới chạn, nó vâng dạ rồi cũng chẳng nhớ gì cả, đã gần 9 giờ sáng, do tối qua không ăn gì, ngồi học đến đêm khuya nó mới đi ngủ, cả đêm trằn trọc lắm, cứ xoay người bên này lại sang bên kia, gần sáng mọi thứ đã yên ắng từ lâu thì tiếng gà gáy đã đã dồn canh cuối, tiếng lợn kêu bên nhà bác Bốn gầm rít đòi ăn, nhà bác bốn có nghề làm đậu phụ, theo lệ cứ xong mẻ đậu cuối trước khi mang ra chợ Phiên là đàn lợn được ăn bữa sáng sớm, tiếng cô Bẩy gọi lũ con nhỏ dạy chuẩn bị ăn uống để đi học thêm thúc giục… San cũng chẳng nhớ gì hơn, chỉ biết rằng mọi thứ vẫn đang vấn vương lắm, lạ sao cái con gà chọi lại mất nhỉ? Bất chợt San sờ lên cái má phải thấy xưng to hơn, chiều nay chắc nghỉ học, chứ cứ bộ mặt này đến lớp thì ngại ngùng lắm, hay bỏ học nhỉ, một thoáng ý nghĩ nảy ra trong đầu nó, nghỉ học cũng chẳng sao, vẫn nuôi đàn vịt, chăn con bò vàng, lớn chút nữa rồi theo nghề thợ mộc của gia đình.

San xuống tìm thức ăn, vẫn như mọi hôm mẹ vẫn rang cơm cho, hôm nay có thêm mấy miếng tóp nổi trên bề mặt, thì đúng rồi mấy hôm trước nhà cụ ngoại thịt con lợn mà cậu Bắc mang về từ Phú Thọ, nó vẫn tính rụt rè không vào ăn bữa trưa, mẹ thương mang phần về cho khoanh giò lụa và tóp rán, mẹ biết cái thằng San thích món này lắm, giò thì nó ăn 2 miếng còn để phần cho cái An em gái nó cả, nhưng sao sáng nay cái món sở trường nó ăn cũng chẳng thấy ngon gì? Nghĩ mà buồn, buồn không phải bị anh nó đánh, buồn vì con chim sẻ đã chết, buồn hơn nữa là con gà chọi sao biến mất, hay vu vơ chuyện cái Chuyên hẹn mà sao không đến?

Nhớ lại mấy hôm trước, có mấy đứa con gái sang nhà San, bọn này cùng tốp bạn chơi của anh trai San. Trong những câu chuyện, chúng nó cười kháo nhau, làm gì có bạn lớp 9 là bạn kia, eo ôi bé lắm. Cái anh Hinh con nuôi nhà mẹ nó cắt tóc đầu bằng có để cái mai dài xông xáo lắm rảo chân bước vào luôn trong bàn học của San. Này, San cho anh mượn cuốn vở của em nhớ. Nó vâng, hai chân hơi khua nhẹ trong cái bao nilông để đỡ muỗi đốt, mặt nó đỏ nhừ, thì ra nó cũng thầm biết cái Chuyên, cái Thư, cái Huyền cùng học ở trường nó, mấy đứa này có cái Chuyên học giỏi lắm còn là đội văn nghệ của trường, Chuyên xinh có tiếng, bố mẹ lại làm cán bộ ở Bưu điện huyện, cái năm 1992 những gia đình này được bạn bè tung hô quý tộc. Khi chúng nó nhìn vở ghi rõ trường TH … X … lớp D thì cùng ồ lên: Ồ, bạn này học cùng khoá chúng em, nhưng sao bé thế nhỉ, chúng nó cười bảo anh Hinh gọi San ra chơi, anh Hinh lại hăng hái vào gọi, ôi hình như nó ngượng lắm, mặt đỏ rần rần bảo em không ra đâu, nó cũng chẳng dám ngoái ra nhìn mấy đứa kia ngoài phòng khách, nói là phòng khách cho sang chứ thực ra tuyềnh toàng lắm, cái bàn gỗ bố đóng vừa để ngồi uống nước, vừa ăn cơm, mặt đã thủng được che phủ cái khăn bằng nhựa kiểu vải áo mưa được in nhiều chùm nho, 6 cái ghế đóng bằng gỗ cũng nhỏ lắm, ngồi khêu ốc thì vừa vặn. Tiếng các bạn này cười nói râm ran, 10h tối cũng đã khuya mà chưa chịu về, hôm nay là thứ 7 nên họ ngồi khuya đây mà. Thằng Duy cũng học cùng lớp San, nhưng do lớn lên cũng chơi với mấy anh này cũng phổ biến bạn San lớp tôi tuy nhỏ nhưng học được lắm, nó nghe mà trong lòng cứ nóng ran lên, không biết bao giờ họ mới về, nhà thì chỉ có mỗi cái cửa chính, nếu ra sân thì phải đi qua mặt họ, họ lại bình luận mình tiếp ngay thì gay, mà San cũng không muốn đối mặt Chuyên trong lúc này. Họ lại cười bàn cái việc nghe đâu tháng 2 đầu xuân anh Thắng đi nghĩa vụ quân sự, mấy đứa con gái đang bàn sẽ viết thư nhiều cho anh, để anh gửi thư về, dạo thời gian này đang mốt nhận được thư, sưu tầm tem ở trường mà, và nghe đâu cái khoá lớp 10 cùng trường trước đây đang thành lập những CLB Tem. San thầm nghĩ thôi kệ họ vậy. Cứ mải nghỉ quẩn quanh, nó cũng chẳng ăn cơm sáng nữa, nó lại đi tìm cái con gà chọi, quả thực trong lòng nó lúc này cũng không muốn mất con gà chọi, cái con gà chọi được anh Bằng chăm lắm, con gà này có xuất sứ được mua 7 nghìn từ lúc mới nở, sau 13 tháng nuôi nó đẹp lắm, cũng được huấn luyện đánh nhau, lông của nó cườm được cắt tỉa đẹp, gọn gàng, một tháng nay nó còn được bóp rượu gừng cho cái cổ đỏ, cái da người đỏ, nó được ăn ngóe ăn cóc và nhiều thứ khác, cựa của nó cũng đã nhú… Lại nói về con chim sẻ của San được nuôi từ lức chưa vỡ bìu khi nhà cô Bẩy đảo mái ngói có bắt được cho nó. Con chim sẻ được nuôi dưỡng chăm chút lớn lên từng ngày, nó được ăn cơm, ăn cào cào và giờ đã biết ăn gạo kèm thóc, nuôi được 3 tháng nó đã rất khôn, bay cũng đã giỏi, hàng ngày San đi học thì con chim sẻ này ở bụi tre, trưa thấy chủ về huýt sáo gọi nó liền xà xuống đòi ăn, cả nhà đều quý con chim sẻ lắm. Có những lần gần ngày mùa tháng 5 phơi thóc có cả một đàn sẻ ngói xà xuống ăn thóc, con chim sẻ của San cũng nhập cùng đàn ríu rít nhưng cũng thật vui là khi đàn chim bay đi mà rất khoát con chim sẻ không bay theo cùng đàn. Cả nhà San đều khen nó khôn gần gũi với người chủ đã nuôi nó. San rất kì công vót từng cái nan tre cật thật đều, bóng nhẫy, tay sờ vào mát rượi, chọn 12 cái thang gỗ, có cái dùi sắt nhỏ bằng đũa xe xích lô (cái xe xích lô ngày đó nhà kha khá mới mua được để chạy xe chở khách trên Hà Nội), nó kiên nhẫn bao ngày không ngủ trưa dúi cái đũa xe trong cái bếp lò, khi đã đỏ rực thì dùi vào thanh gỗ theo các vạch chỉ đã chia đều, cứ như vậy sau 5 ngày chiếc lồng chim đã được hoàn thành. Con chim sẻ có cái nhà mới, cả nhà đều vui ngắm nghía, càng yêu con sẻ nhiều hơn. Mẹ San thì vẫn thường nói: Hai anh em mày cứ mải chăm con gà, con chim, nhưng nhà mình quan trọng hơn cả là chăm con lợn cấn sắp được bán rồi, nó cũng đã trên 70 cân, ăn khoẻ, nhà thì hết tiền đong cám tao và bố mày tính ngày một ngày hai bán cho thợ Trương Xá, hai thằng chịu khó thái băm cây chuối nấu cám thật đều để nó ăn khỏe đơc gầy cho tao. Mẹ vẫn bảo khi nào bán sẽ may cho 3 anh em mỗi đứa một bộ quần áo, San thì hay mặc lại quần áo của anh Bằng, anh đang có cái quần thụng nhúng vàng mặc đã gần một năm cũng đã cọc, San muốn xin lại mặc chứ chẳng thích may mới vì tính San thường e ngại trước bạn bè.

Cái ngày, thứ 7 mười bốn tháng ba năm 1993 cái ngày mà San học cả buổi sáng chẳng vào đầu chữ nào, lòng nó nóng ruột rất khó diễn tả, tan học nó phóng nhanh chiếc xe đạp nữ gia công mà mẹ vẫn khen đi nhẹ lắm về nhà. May mà hôm nay không tuột xích lần nào. Vẫn như thường lệ San nhấc cánh cửa cổng tre ra, thực tình cái cổng chỉ làm vì danh dự thôi, chứ mấy cái lan tre đã ải chỉ là bạn nếu kẻ trộm hỏi thăm. Dựng cái xe không có chân trống vào cây Doi, cất cái cặp sách, theo thường lệ San chạy thẳng ra cái lồng chim, gọi, cho nó ăn. Lạ thay, cái cửa lồng chim bị mở toang, con sẻ không thấy đâu, thoáng có cảm giác không an lành, nhưng nó vẫn nghĩ chắc con sẻ lại bay lên bụi tre như dạo trước, San chạy ra bụi tre gọi, tìm, rất lâu, rồi 12 giờ trưa, 13 giờ nó vẫn đi tìm, cơm trưa cũng bỏ, cả nhà cũng sốt ruột đi tìm nhưng tất cả cũng chẳng kiên trì đã về ăn cơm cả. Buồn, mệt, đói, hết hy vọng tìm được con sẻ, San nghĩ nếu may như đợt trước sau 2 ngày sẻ sẽ về. Một ngày, hai ngày trôi qua, đến ngày thứ 3 như một phép diệu kì có tiếng con chim sẻ ở cành tre. Ôi, con sẻ về rồi cả nhà ơi, San mừng vui gọi nó xuống, nó bay đậu vào tay San, San âu yếm khôn tả cứ nâng niu hơn bất cứ vật báu nào trên đời này mà nó chưa từng có. Con sẻ được cho vào lồng mà San đã gia cố bằng cái chốt nẫy tre khoá rất cầu kì, con sẻ vào lồng mổ gạo ăn liên hồi, chắc nó đói lắm đây mà.

Thế mà hôm nay, sang ngày thứ 4 trước mắt San cái lồng chim rơi bổ xoài dưới cái sân gạch xếp gồ ghề, cái nẫy bật tung, cái cửa văng trống trơn, con gà chọi cổ đỏ ửng như gã khổng lồ với cái chân cột đình dẫm ghì cái chân nhỏ xíu của sẻ, nó mổ bằng cái dùi sắt đã được mài sắc nẹm của ông chủ nó, nó đã dứt hết 2/3 cơ thể sẻ rồi, cái đầu cũng bay biến, con chọi này nếu không nhâm nhi chắc nó đã nuốt chửng 1/3 còn lại rồi, San khựng người, đầu óc quay cuồng với phản ứng tự nhiên San cầm cái dép trắng tổ ong dầy cộp ném hết sức vào con Chọi, con Chọi bất ngờ, thảng thốt không biết chuyện gì từ em ông chủ nó, Chọi rời cái xác đáng thương be bét máu, còn chút lông bết bám trên da, con chọi vừa chạy vừa quang quác kêu vang cả khu xóm buổi trưa hè.

Đã 3 ngày nay San không ăn gì, cả nhà rất lo lắng nhiều lắm. San đã đốt cái lồng chim rồi. Lạ kì, từ cái hôm ấy con chọi sợ San lắm, sáng mà đang gáy, thoáng nhìn thấy San ra sân, nó im bặt, những lúc ăn nó thường vừa ăn vừa thao láo mắt nhìn trước nhìn sau, hễ thấy San là nó không dám ăn chạy lủi ngay ra đống rơm gần bụi tre. Ngày thi đấu xới Chọi xóm Thượng, tất cả bọn Chọi của anh Hinh, anh Thắng, thằng Duy đều là bại tướng con Chọi của anh Bằng, thế mà hôm nay với thân thể tiều tuỵ Chọi bị con gà Choắt đá cho khuỵ thảm hại ngay ở hiệp đầu, những chiêu khoá cánh đá móc thường ngày của Chọi đều không được sử dụng, cái diều rách rớm máu xưng vù. Anh Hinh hỏi sao gà của Bằng gầy nhanh vậy, không có sức sống, đá không ra hồn, như muốn chào xoong ý? Anh Bằng buồn dầu kể gần đây con Chọi này bỏ ăn hoài, lúc nào cũng ngơ ngơ ngác ngác. San đứng ở đàng xa nghe vậy, mừng lắm, đáng đời con ác ác. Khi anh Bằng bê gà về, mắt nó cũng sưng vù và ươn ướt, thoáng nhìn thấy San nó dù yếu cũng lao bổ chổng từ tay anh Bằng kêu quang quác thẳng về hướng đống rơm.

Gia đình San mấy hôm nay căng thẳng lắm, cả nhà nói San là đứa có hành động giết con Chọi, đã 2 ngày nay không thấy con Chọi đâu, mà theo tính Chọi thì chưa bao giờ ra khỏi nhà, cái cổng tre nó cũng không bao giờ tới gần thì cớ nào ra ngoài đường được. Con Chọi có người đã trả giá 120.000đ tương ứng ngót 4 tạ thóc, mẹ San giẫy Giời lên, còn anh Bằng vốn hiền lành mắt cũng đã đỏ ngầu như muốn nuốt sống San, anh gằn họng hỏi đi hỏi lại: San, mày giết con Chọi à, con Sẻ đã chết rồi giết gà sẻ sống lại được sao... Giời ơi? San vẫn cứ một thái độ “Đây không giết”, mà trong sâu thẳm tâm hồn San đâu nỡ muốn con Chọi chết, San tức nó, không ưa nó vì thương con Sẻ, nhưng sâu thẳm tâm hồn San cũng thích con Chọi lắm, đã có lần anh Bằng không có nhà San cũng cho nó ăn những con ngoé béo ngậy mà San bắt được ngoài cánh đồng đay khi đi bắt giun nuôi vịt. Cả nhà hỏi dồn nhiều lắm, ưa nịnh cũng nhiều lắm nhưng San cũng vẫn một câu “Đây không giết”. Mà quả thực San có giết nó đâu, San đã đào một cái hố rất sâu, rộng sau đống rơm nơi có bụi tre mà cái rãnh thoát nước mùa mưa cứ nằm đó mà cả nhà ít ra. Công phu cái hầm này được đan tấm phên nứa, có 6 thanh gỗ ngáng qua để tránh sập hầm, trên lớp phên được phủ đất nguỵ trang, trên cùng là lượt rơm đậy mặt che kín, San cũng không quên làm cái lỗ thông hơi cho con Chọi thở bằng 2 cái ống coọng đu đủ. Kì lạ, mọi lần con Chọi nhìn thấy San là lủi hoặc quang quác chạy ngay, thế mà từ hôm thua con chọi Choắt lúc San bắt nó lăn ra nằm im dưới gốc cam cho bắt, khi thả xuống hầm giam San không quên rủa nó

“ Đáng đời mày, tưởng oai hùng mà cũng thua cả cái con Choắt con, nhục, nhục, nhục…” San thấy thoáng mắt nó đùn ra cục rỉ mủ tím bầm, chắc dòng nước đẩy ra! Thoáng, trong lòng San thấy thương thương con Chọi. “Đau chưa con?”. San chạy vào nhà lấy một bát cơm, một bát nước cùng để dưới hầm giam cùng Chọi, con này cũng nằm im lắm - chắc nó sợ San lắm, nỗi lòng của San được vỗ về, San từ từ đậy nốt phên, phủ rơm ra về.

Hai hôm sau San bận với hội trại được cắm ở trường, lớp San làm việc tích cực lắm, các bạn gái trang điểm những chiếc vỏ chăn con công, màn gió, khăn tím trải bàn, xuyên củ ấu, củ sò, San mang cho lớp mượn chiếc đèn lồng 5 tầng được chính bàn tay khéo léo của San tự gấp từ ruột vỏ giấy bạc lấy ở những bao thuốc lá đã hút hết, những đường xoắn cong ánh bạc trắng, vàng khi những sợi chỉ buộc đều trên khung đèn lồng, gặp gió nhẹ cứ xoay đều đều trông rất đẹp. San rất vui khi cô giáo chủ nhiệm và các bạn khen cái đem lồng hoài, mặt San cũng đỏ nhừ không biết do nắng hay hồi hộp khi cái bạn Chuyên lớp 9A2 sang chơi với bạn Hằng cứ ngắm khen hoài cái đèn lồng ngôi sao. Tim San đập nhanh khi biết chiều nay bạn Chuyên và Hằng (Chuyên xinh xắn hoa khôi học giỏi được mệnh danh Lý Sư Sư - bộ phim “Lâm Xung” của Hồng Kông đang được trình chiếu ở truyền hình mà chúng nó xem miết) sẽ hát múa bài “Em như chim câu trẳng”. Giờ tổng kết thầy hiệu trưởng mời 16 lớp trưởng và Chuyên, Hằng, San cùng lên sân khấu. tim San như nhảy ra khỏi lồng ngực vì được mời lên sân khấu trang trọng phía dưới là gần 600 bạn đang hoan hô, San cũng chẳng biết mời lên đó làm gì đây? Cô Duyên giáo viên Tổng phụ trách Đội kiêm người dẫn chương trình chính, cô sắp xếp vị trí các bạn đứng trên sân khấu, bất ngờ ngoài sức tưởng tượng Chuyên, San xếp đứng liền nhau, mặt San đỏ nhừ, Chuyên thì thật tự tin cười đẹp tựa Hằng Nga, cái má núm đồng tiền, cái răng khểnh, hàm răng trắng ngà đẹp tổng thể trong lớp phấn trang điểm của cô Duyên khiến những tràng pháo tay không ngớt dành cho Chuyên đây mà. San chợt nghĩ mình thì thấp bé, chỉ đến cổ Chuyên, cái quần thụng vàng phình phình rộng đến to ở cái phần đùi, nom đã lùn lại càng lùn bé hơn. San rụt rè chẳng dám đứng sát cạnh Chuyên, phía dưới đã nhiều tiếng hò reo quyện trong những tràng pháo tay: San còi, đứng sát với công chúa Chuyên đi… nhất thằng San còi rồi… Bất chợt, Chuyên chìa tay ra, nắm lấy tay San kéo sát về mình, San giật mình suýt tý nữa thì tuột cái dép tổ ong ở chân phải (cái dép đã làm cho con Chọi khủng hoảng tinh thần đến mức khiếp đảm), mặt San đỏ nhừ, ngượng, run cầm cập, nhưng niềm vui sướng tràn ngập khó diễn tả đến trong mơ San cũng chẳng dám nhìn trộm Chuyên, nói gì đến đứng gần, cả trường quý mến thần tượng bạn liên đội trưởng xinh đẹp học giỏi hát hay này mà. Kéo tay San, Chuyên nói: Người hùng khéo tay, giỏi đá cầu, giỏi viết văn đứng sát vào tớ nha, vui quá được đứng cạnh San đó, chúc mừng bạn nha. San lí nhí ngước nhìn Chuyên gật cái đầu mà chẳng biết đã nói được câu gì.

Tiếng thầy hiệu trưởng lại vang lên xứng danh các lớp dành giải trong Hội trại, không có tên lớp San, lớp Chuyên. San chợt nghĩ, không được gì rồi? Bất chợt thầy công bố đó là những giải khuyến khích. Chuyên hồn nhiên nắm chặt tay San, cười nói nhí nhảnh: Vậy là, còn giải Nhất, Nhì sẽ là của lớp chúng mình. Thầy hiệu trưởng mời lớp trưởng lớp 9A2, 8A, 9D bước lên phía trên, tiếng vỗ tay vang lừng, tiếng hò reo vang rội: 9A2 chiến thắng, 8A vô địch, 9D giải nhất… và thầy đọc 8A giải Nhì, giải ba 9A2, còn… chúc mừng 9D giải Nhất. Cả trường hò reo, San vui khôn tả rời tay Chuyên đang nắm, vỗ tay hoan hô đôm đốp. Chuyên nhìn San nói: Chúc mừng lớp bạn nha, San lại lí nhí: cảm ơn Chuyên. Thầy lại đọc mời Chuyên, Hằng lên dành giải Nhất tiết mục văn nghệ đặc sắc toàn trường, tiếng hoan hô, hò reo lại vang lừng, lòng San thật hãnh diện chợt nghĩ vì được đứng cạnh Chuyên trong ngày hôm nay, nhưng nó cũng vội chột dạ còn mình được gọi lên sân khấu đến giờ chừa lại một mình là sao đây? Tiếng thầy hiệu trưởng lại vang lên: Điều đặc biệt nhất ngày hôm nay là dành giải nhất cho em Đào Ngọc San môn đá cầu cấp Huyện và bài viết của San về mái trường TH…X… của trường ta đã dành giải đặc biệt trị giá học bổng 1 triệu đồng, được đăng trang đầu Báo Giáo dục Quốc gia… San không tin những gì thầy đang đọc, cả trường im lặng nín thở nghe thầy đọc, khi thầy dừng đọc nhìn xuống nhắc cả trường quên vỗ tay chúc mừng bạn San à, thì tất cả như bừng tỉnh, cùng đứng ào lên vỗ tay không ngớt, tiếng hò reo trầm trồ ngợi ca: San San vô địch, San San tài ba, tự hào 9D San San… Bất chợt, Chuyên chạy ùa tới San tặng ngay bó hoa Chuyên vừa có. Hi, chúc mừng bạn San nha, hôm tới Chuyên sẽ sang nhà San chơi và tặng một món quà, tớ biết nhà rồi đấy. San lại lí nhí: cảm ơn Chuyên. Thầy hiệu trưởng bước xuống từ bục phát biểu tiến về phía San trao tặng hoa, quà nhuận bút 300.000đ và đặc biệt là gói học bổng ươm mầm tương lai tài trợ sách bút hết năm học lớp 12, thầy ôm trầm chúc mừng San, lòng San vui mừng khôn siết: Em cảm ơn thầy ạ! Sau phần trao thưởng, các bạn trở về hàng lớp, bất chợt chiếc dép trắng tổ ong đứt một quai từ sợi dù khâu hôm trước.

Về nhà San cũng chẳng kể khoe ai, chỉ thủ thỉ đưa mẹ tiền 300.000đ bảo nhà trường trao cho học bổng. Mẹ hỏi nhiều nhiều lắm, San chưa kịp trả lời thì San nghe tiếng ồn ào rất to của bác Sành nhà hàng xóm giáp cái bụi tre bên cái thùng đấu sâu thăm thẳm đến 3 đầu 3 với, quanh năm đầy bèo tây bèo ong giăng kín. Mẹ vẫn thường kể cái thùng đấu này có nhiều Lam Lam lắm, những người chết đuối biến thành, cái thùng đấu do Xí nghiệp Gạch ngói Long An đào đất sản xuất làm gạch trước đây. Bác Sành chỉ cho anh Bằng xác con gà chết thối, đầy giòi bậu đang bị lũ cá Mài Mại, Đòng Đong rỉa. Nhìn xa, trong đám bèo tây, bèo ong anh Bằng đoán chắc con Chọi đi kiếm Cào Cào ngã chết đuối dưới ao. San nhìn, nghe vậy luống cuống chạy ra đằng sau đống rơm kiểm tra cái hầm nhốt tù binh Chọi của mình. Giật bắn tim mình khi cái nắp hầm đã bật, rơm, phên nứa, 2 coọng đu đủ bắn tung toé, San khuỵ gối xuống cửa hầm nhìn không thấy con Chọi đâu, 2 tay vô định bới đất, rơm, nứa xuống tận đáy hầm cũng không thấy Chọi, bỗng San nhói ở 2 tay, những ngón tay của San phụt chảy đầy máu do bới phải cái bát sứ đựng cơm cho Chọi ăn đã vỡ nhiều mảnh, nước mắt San ứa ra, thương con Chọi chắc sợ hãi trong cảnh giam tù chắc cố nhẩy lên nóc hầm mong được thoát ra nhưng té ngã chân đạp vỡ những mảnh bát sứ, làm vương vãi những hạt cơm đã mốc đen, và quanh miệng cái hầm có nhiều vết móng con chó cào lắm. San chạy ra cái thùng đấu bên anh Bằng nhìn con gà đang bị lũ cá rỉa ngoài xa xa. Anh Bằng rầu rầu nói: San ơi, xin lỗi đã trách mắng, đánh mày, đổ cho mày giết con Chọi, thì ra con Chọi của tao tham ăn đuổi Cào Cào đã bị Lam Lam bắt chết đuối rồi. San “vâng” trong tiếng nấc... nấc…

Hai anh em cùng về ăn cơm trưa, bỗng cái An em gái San gọi đứt quãng: Anh San ơi… con Sẻ của anh… đã về trên cây Doi… đây này…San bỏ bát cơm lao ra sân, chạy đến cây Doi chỗ cái An đang chỉ, đúng rồi con Sẻ, San huýt sáo gọi nó, nó xà xuống, San mừng rỡ cho nó đậu ở tay, như thường lệ trước giữa sân nắng con Sẻ lại xà xuống sân xoẹt xoẹt vẫy rộng 2 cánh sát đất đẩy những hòn sạn con về phía sau chữa cái ngứa của cơ thể nó. San và cái An ngồi bệt xuống đất dưới gốc Doi ngắm con Sẻ, bất chợt một con Sẻ béo mượt niệng quanh, nó quắp tha mấy cái coọng rơm sước mềm vàng óng bên con Sẻ của San, chắc tha về làm tổ, 2 con ríu ra ríu rít và cùng cất cánh bay đi, San bật đứng dậy chạy theo huýt sáo vẫy tay gọi nhưng 2 con Sẻ dần khuất bóng. San cùng cái An đồng thanh: Mai Sẻ lại về nhớ.

Ngày hôm sau nhà San bán con lợn cấn, khoảng hơn 80kg, bác thợ đã trói chéo 2 chân nó bằng sợi dây thừng rất chắc, bác thục đôi bàn tay vào cái xô đựng đầy tro rơm cho đỡ trơn thoạt bác dùng đôi tay chắc khoẻ cầm cái đuôi lôi ngược con lợn ra khỏi cửa chuồng, con lợn kêu eng éc váng cả ta, cố bấu 4 chân miết chặt cái nền chuồng, nhưng cuối cùng nó cũng bị lôi ra ngoài, bác thợ móc tay vào cái lườn gần chân phải sau giật mạnh một cái, con lợn đồ sộ ngã chổng kềnh xuống sân, rồi móc vào cái cân tạ, anh Bằng luồn cái đòn càn bằng tre đực cùng bác thợ nhấc lên cân, con cấn giẫy giụa làm cái cân cứ nhùng nhằng mãi mới nằm im cho cái quả cân dừng ở 90kg tươi bổng, mẹ San cười mừng lắm: Công sức nhiều 2 anh em thằng Bằng, thằng San chúng mày thái bèo, thái khoai, nấu cám nuôi đó. Tiếng con lợn đến giờ đã thở còn to hơn kêu, bỗng San hét lên: Anh Bằng ơi, con Chọi ở rãnh khe chuồng lợn kìa! Đang khiêng con lợn, anh vứt kềnh nó xuống cùng San chạy ra phía chuồng lợn, đúng rồi con Chọi đứng ép sát vào cái khe rãnh gần đống rơm, phía đằng đầu kia to khi chạy vào đến cuối đường thắt đuôi Chuột khiến nó không tiến được và cũng không lùi thoát thân được. Hai anh em San hì hục cậy gạch mãi lâu mới đón được con Chọi ra, con Chọi gầy quá, San vuốt ve cái cườm của nó, San mừng dơn lắm chay vào nhà cầm bò thóc ra cho nó ăn, nó mổ ăn liên hồi, nó nhìn San không hoảng hốt nữa, cái mắt cũng đã hết xưng, cái cổ rách đã liền. San bảo: Mai tao đi bắt ngoé cho mày ăn, mày sẽ béo khoẻ rồi đánh thắng cái con Choắt cùng các con chọi bại tướng kia. Anh Bằng cùng nói: Mai anh cũng đi bắt ngoé cùng San. Bất chợt San ngước lên trời xanh có hai con sẻ đang cùng tha những sợi rơm vàng bay về hướng Nam.

San cất bát cơm vào góc cuối chạn nghĩ để trưa sẽ ăn cùng với cái An, ngước qua cửa sổ nhìn về hướng Nam mà đôi chim sẻ đã bay về đó, ngày mai cái Chuyên theo gia đình chuyêu vào Sài Gòn rồi, chắc cái Chuyên cũng chẳng nhớ lời hẹn trên sân khấu trong ngày hội trại là đến nhà San chơi nữa đâu. Ngoài trời, nắng đã quá con sào rồi...

                                                                  *** Hết tập 1***

                                                                                     Kim Động, ngày 01/03/2021

 

 

Tập2 - "Con gà chọi".

Lời tựa:

Chào các bạn, tôi xin đăng gửi tác phẩm truyện: “Con gà chọi” - Tập 2. Tác phẩm đầu tay tôi viết về những cảnh sinh hoạt đời thường bối cảnh tuổi thơ thế hệ 7x, 8x, 9x, cái thời mà tuổi thơ gắn liền với những buổi trốn ngủ trưa, đêm trăng hè chơi đi ẩn trốn tìm, chơi bắn nhau, chơi kiệu ngựa, chơi ô ốc, chơi nhảy dây, chơi bi, chơi đáo, mò cua bắt cá, bắt cào cào, chọc những tổ ong vàng về rang… Kính mong các bạn động viên, phê bình, ủng hộ để cá nhân tôi có thêm động lực nhiệt huyết trên lĩnh vực mới! Xin chân thành cảm ơn các bạn!

 

Truyện “CON GÀ CHỌI” - Tập 2

                Tác giả: Đào Ngọc Đăng

 

Sáng hôm nay, San dạy sớm từ 4h30. Cả đêm San háo hức mong trời sáng thật nhanh. Quả là chiều hôm qua sau khi đi chăn bò về San và anh Bằng đã nhồi hơn 100 con ốc vặn to đầy cám thơm cho vào 100 cái rọ tôm, mùa tháng Ba là đúng mùa đánh rọ tôm mà anh em San thường quen, San mong chờ những cái rọ sẽ có tiếng tanh tách tanh tách của những con tôm trà. Hôm chợ phiên 14 đúng vào hôm chủ nhật, San và anh Bằng bổ cái ống tre tiết kiệm từ tiền mừng tuổi, tiền bố mẹ cho, tiền bán sắt vụn... (nhà San không như nhà các bạn kha khá, giàu giàu trong lớp, tiền mừng tuổi chỉ được nhận từ 200, 500, 1000 đồng, được nhà ai mở hàng 2000 đồng là hai anh em San hớn hở lắm, mấy năm nay anh Bằng lớn rồi đến nhiều nhà còn không được mở hàng, chỉ được cho mấy cái kẹo thôi). Từ trong tiềm thức xa xăm của San, San không thích Tết lắm, San sợ nhất là cái ngày mồng 2, năm nào cũng vậy mẹ phải dỗ dành San về quê với bố. Bố khổ lắm, một chốn đôi nơi. Bố thì luôn hướng về quê, luôn hãnh diện về 3 anh em San…

Tổng tiền ống tre được gần một trăm nghìn đồng, rọ tôm hai nghìn rưỡi một cái, mẹ cho thêm, mẹ bảo 2 anh em chịu khó cứ đánh đủ thức ăn cho cả nhà là được. Niềm vui phấn khởi khi 2 anh em chở rọ tôm trên chiếc xe bò sắt được mua ở chợ phiên về. Đoạn đường về tới nhà phải trên 5km, khoảng giữa đoạn đường San rủ anh Bằng chơi kéo nhau cho một người đỡ mệt, anh Bằng đồng ý mỗi anh em chia kéo 5 khoảng cột điện một lượt, nhưng San đổi ý bảo chơi oản, ai nhất được ngồi xe, anh Bằng đồng ý. Hai anh em oản, San nhất được ngồi trước, rọ tôm kê gọn lại đủ chỗ ngồi cho một người, San khoan khoái sung sướng, đỡ mỏi hẳn cái chân, miệng hô:

- Vắt vắt, sang phải, sang trái…

- Nhanh lên con bò ngoan không tao vụt mông bây giờ…

Anh Bằng lại phi nhanh hơn San cười khoái chí. Cứ hết 5 cột điện lại oản, anh Bằng thua liên tiếp đã 9 lần, trời gần về trưa đã nắng oi, áo anh Bằng đã thấm đẫm mồ hôi, tóc bết bết, anh Bằng không kêu mệt, Tự dưng San thấy thương anh, anh vẫn có cái tính cam chịu thương người khác, thương nhất là San và cái An. San cũng bớt cái miệng hô điều khiển anh rồi. Lại hết 5 cây cột điện tiếp. Hai anh em lại oản. Anh Bằng bảo lượt này cho em trải nghiệm làm người kéo xe nhé, lạ thay ba lần oản này anh Bằng đều nhất cả ba. San tay cầm càng, dây thừng vắt vai, miệng hăm hở: “Xem ta kéo đây”. San kéo chạy nhanh lắm, anh Bằng ngồi cũng cười lắc lẻ. Tốc độ của San giảm dần theo tiếng thở phì phò to dần lên, mới cây cột điện 2 đã oải lắm, cố gắng cây thứ 3 chầm chậm, mồ hôi đã ròng ròng khắp lưng, đến cây 4 thì khuỵ hẳn, San không kéo được nữa, xin thua anh Bằng, áp sát xe vào bóng rợp gốc phi lao ngồi nghỉ. Làn gió mát làm San tỉnh cả người. anh Bằng hỏi: “San đã biết anh oản thua San nhiều chưa?”…

Vu vơ nhìn hàng cột điện kéo ngang qua những cây phi lao hai anh em đang ngồi nghỉ. San nhớ dây điện mắc ở cột cây phi lao được chôn vệ đường thường rất nguy hiểm, chân ải rất dễ đổ, vô tình mắc vào là chết cứng khô. Mỗi chỗ gần Chùa Mái này thì các bác thợ còn mắc cả vào cây đương sống, nên ngồi nghỉ ở đây cũng yên tâm. Có những lần đi tổ chọc ong vàng, những tổ ong to ở những cây phi lao có mắc đường điện thì không bao giờ anh em San dám chọc bởi sợ chạm vào dây điện sẽ bị giật chết. Anh em San chỉ thích nhất chọc những tổ ong vàng ở bụi tre vì cành tre là là, dễ nghéo ngoặc móc giật một nhát mạnh là rụng. Đi chọc ong thường đội cái mũ lá cói là tiện nhất, vừa tránh nắng, vừa chắn ong đốt vào mặt. Mùa vải vừa rồi thằng Duy đi chọc ong, thấy một tổ ong vàng 2 tầng trên cây phi lao cao, tổ ở cành phía ngoài xa, nối 2 gậy cây nứa dài mà chưa tới (thực tình tổ ong này anh em San đã tìm thấy mấy hôm trước rồi, nhưng thấy khó ăn, anh em San đã bỏ cái tổ này). Ham tổ ong to thằng Duy quyết tâm chèo lưng chừng cây thò gậy nối đôi cây nứa ra chọc, thế mà nó cũng chọc rụng, nhưng theo hướng gậy cả đàn ong lao về phía thằng Duy, thằng Duy tụt nhanh xuống, 5 con ong khôn ngoan lao ngược từ dưới tránh cái mũ phi vun vút vào đầu bậu thẳng mặt thằng Duy (cái giống ong vàng rất thâm, nó chỉ thích đốt vào mặt người chọc tổ nó). Bầy ong cong đuôi mà chí, thằng Duy ối… ối.. đau buốt. Theo phản xạ tự nhiên nó lấy tay xua đuổi ong, nó không nghĩ đang bám trên cây phi lao thế là ngã chúi xuống gốc. May mà dưới gốc cây phi lao là đống rơm nhà ông Khánh đỡ trúng, không thì hôm nay thằng Duy nhẹ cũng gãy tay như chơi. Thằng Duy bị đốt vào hai mắt, mũi, má nó đau cứ rên ư ử: “ái …ái...”. Anh Hinh chỉ nặn được một cái ngòi, bốn mũi còn lại không có ngòi. Hôm sau, mặt thằng Duy sưng nom như “cái lệnh”, to ngang mặt chú Tễu, hai mắt híp tịt, má phúng phính, cái môi dưới bị 1 mũi cứ trề ra, mẹ nó đã bôi vôi nhưng không ăn thua. San bảo:

- Mày bị bọn ong già nó đốt rồi, chắc phải 5 hôm mới khỏi. Thế chiều hôm nay mày có đi học không?

- Tao không, tao mà đi học với cái mặt này chắc cả trường cười chết, thằng Duy bảo.

Đúng vậy khi đến nhà nó, anh Hinh, San và anh Bằng cười bò lăn bò quàng không thể nhịn được bởi cái mặt thằng Duy. Đã vậy nó cũng cố cười lấy góp cho đỡ ngại, thì trông cái mặt càng thảm hại như mặt thằng hề số một hành tinh.

Mệt nhoài, trên quãng đường xa, hai anh em đưa được 100 chiếc rọ tôm về tới nhà, vừa mở cổng ra, con gà chọi lao ra đón, nó mừng ông chủ đã về sẽ được ăn sáng. Hôm nay hai anh em đi chợ Phiên từ mờ sớm, khi đi chọi vẫn còn ngủ trong chuồng im lìm. Chắc cu cậu giờ đã đói lắm, cái diều móp sát cổ, lớp da diều trùng xuống khác hẳn sự căng phồng mọi ngày. Anh Bằng thò tay vào sốc lườn nó nhấc thẳng lên vỗ về nựng:

- Chạy về nhà ngay, không ăn bánh xe bò chẹt chết ngay con ạ. Ngoan rồi tao cho mày ăn ngô “Mê cô” đỏ mới chặt. Sáng mai tao và San đánh rọ cho ăn tép, cá bống, cá cờ tha hồ thoải mái, ngoan chưa?.

Nói rồi anh Bằng vứt thả chọi xuống, nó rún nhẹ 2 chân tiếp đất kêu túc…túc rồi chạy thẳng vào sân nhà. Hai anh em chuyển rọ tôm vào bóng mát dưới gốc doi, anh Bằng bảo:

- San ăn cơm nguội cho đỡ đói, anh chạy ra bụi tre nhà ông Hai nhặt vỏ ốc vặn.

- Vâng, anh nhớ nhặt những vỏ con ốc nhồi nhỡ để nhét thính cho dễ.

Bụi tre nhà ông Hai, cả xóm đều đổ vỏ con ốc, con trai, nhiều hôm đi làm đồng qua chỗ đó San và cái An cứ phải bịt mũi từ xa vì cái mùi ruột ốc, ruột trai còn xót lại bốc mùi rất nồng nặc, bọn ruồi nhặc bậu đen kịt. Có lần San ném viên gạch to vào đó, lũ ruồi nhặng thảng thốt bay như một dàn ong vỡ tổ. Thấy vậy cái An chạy như ma đuổi, còn San cười lắc lẻ. Anh Bằng dặn: “San ăn cơm xong ra buộc hom, buộc núm đậy trước nhớ, 100 cái buộc lâu lắm đấy, anh đi nhặc vỏ ốc rồi về làm cùng”. San vâng, rồi đi vào bếp mở “cái khoá” cửa chạn lấy đồ ăn, bụng nó cũng đói rồi. Mẹ hôm nay cho hai cục mật đỏ to như nắm tay để trong cái bát tàu con gà cho hai anh em San. Nhìn “cái khoá” chạn bố mới làm bằng tre cật có đóng cái đinh dép ở giữa xoay rất nhẹ. San nhớ lại chuyện hôm trước con mèo mướp của San bị mẹ đánh cho một trận đau quắn mông. Tội nó cạy cửa chạn ăn vụng xoong cá chép kho gừng. Đã thế lại còn làm đổ xoong vãi hết cá xuống nền đất đầy trấu tro. (cái chạn nhà San để ở bếp gian trong). Con mướp này từ ngày thiến cứ béo mũm, lười bắt chuột, tài ăn vụng. Chỉ được cái nó khôn, San quý nó lắm, lúc nào cũng cụi đầu vào San, nhất là lúc ăn cơm. Buổi tối mùa đông nó thường rón rén cậy dắt màn chui vào chăn bông ngủ cùng San. Nó bao giờ cũng tìm đúng San, chưa một lần nào vào nhầm chỗ anh Bằng nằm. San quý thương nó rét cho ngủ cùng, chứ mẹ thì ghét nó lắm. Ban đầu nó nằm im thin thít, đến lúc ngủ say quên nó rên hư hử. Thế là mẹ phát hiện liền, mẹ từ giường bên sang tóm gọn ném bay xuống nền đất. Con mướp sợ cúp đuôi biến thẳng. Mẹ bảo: “Mày cứ cho mèo ngủ có ngày bị hen cò cử giống nó là chết đấy con ạ!”. San biết mẹ tính sạch sẽ, không thích mèo nhảy lên giường vì chân nó bẩn vào chăn chiếu thì dơ hết đồ. Thế mà, con mướp lại tiếp ăn vụng con cá chép gần ba cân mà San đâm ở mương sen ông Nuôi, San cũng chẳng nhớ cái mương ông Nuôi có từ bao giờ. Có lần hỏi mẹ tên, mẹ bảo: Cụ ngoại kể ngày xưa nhà ông Nuôi nghèo lắm, không có đất ở trong làng, phải lên cánh đồng bãi ở, dựng cái lều ở gần mương để tiện sinh hoạt, ông Nuôi vo gạo, tắm giặt ở cái cầu ao ông làm được kê nhiều tảng gạch phồng, nước luôn trong xanh sạch sẽ lắm, mùa hoa sen nở cái cầu ao đó thơm ngát mát lành, nhìn rõ cả đàn cá kìm kim bơi lội, mỗi lần vo gạo một loạt cá kìm kim, đòng đong, mài mại, đồng cờ… bơi lượn, ngáp mồm ăn nước gạo màu đùng đục, chỉ một lát sau chúng ăn hết nước gạo, màu nước cầu ao lại trong xanh nhìn rõ từng viên gạch phồng. Giai thoại về ông Nuôi nhiều lắm, nhưng San nhớ rõ nhất là cái chuyện nhà ông không có nhà xí, ông thường gài rất nhiều mìn chung quanh cái nhà mà ông coi là căn cứ bản doanh trại pháo đài bất khả xâm phạm. Nhiều lần thay đổi chiến thuật ông gài mìn luôn ở dệ mương sen. Có lần ở cả cầu ao nhưng lũ cá đã đến tháo ngòi nổ. Khi San đi đâm cá ngớp do sặc nước đay ngâm, San rất hãi dẫm phải những bãi mìn gài này. Dĩ nhiên bây giờ không phải của ông Nuôi mà là của lũ trẻ quanh xóm này.

Vào mùa hè, trăng sáng, những hôm im gió lũ bạn của San đi chơi lên đến tận mương ông Nuôi. Có ông Sáu hay ra đó tắm đêm ở cầu ao ông Nuôi. Nhà ông Sáu thầu cái đầm bên đối diện (ông Sáu cũng chỉ tuổi 58, 59 ngày đó tuổi 58, 59 cũng đã già lắm rồi), San biết ông hay cởi trần, mặc mỗi cái quần đùi chun vải xanh mỏng, cầm cái quạt lan mỏng phe phẩy, trên vai vắt cái khăn mặt lau mồ hôi cũng có màu đen cháo lòng đã chen lấn hết màu trắng đã sờn. Mấy bác làm cùng tổ của mẹ, có bác Thoẳng kể về ông Sáu toàn tắm truồng, kể chuyện thì “máu” lắm… San cũng để ý thấy ông Sáu đi tắm có bao giờ mang theo quần đâu. Tính San cũng nghịch, có lần xui đám bạn trong đó có cả cái Hiền, cái Oanh, cái An, thằng Chính, thằng Sải… thật im lặng, bò tiến đến sát bờ mương, nấp vào đống rơm cùng ném đá, ban đầu là những viên sỏi đá nhỏ. Ông Sáu thấy động vẫn cứ tắm, chẳng cần để ý. Tiếp sau là những viên đá to như nắm tay. Tiếng tõm tõm cứ tăng dần. Ngày đó đường 39 dải đá học không có dải nhựa như bây giờ nên nhặt đá to, đá nhỏ ở dệ đường đều có cả. Ban đầu ném đá nhỏ ông Sáu cũng chẳng để ý, vẫn cứ tắm, vẫn vỗ lưng đồm độp. Đến lúc ném nhiều, ông hắng to giọng đổng lên: “Mấy con mụ Thoẳng lại ném trêu tao à?” (bác Doanh, bác Thoẳng goá chồng đã lâu làm cùng tổ của mẹ, chắc các bác hay trêu trò này)… San cùng lũ bạn thích chí bịt mồm cười khúc khích nhưng không phát ra tiếng to để tránh bị ông Sáu phát hiện. Đá vẫn ném xuống, ông Sáu tức quá lại quát: “Ném cái con … ông đây này, ông không tắm nữa, ông lên dần cho mấy mụ biết tay”. Ông Sáu bỏ tắm lên thật. Ông vơ với lấy cái quần ở dệ mương mặc vội, sau đó mới lấy cái khen mặt lau qua qua. Đúng thật, ông Sáu tắm truồng. Nếu biết trước việc này San sẽ cùng thằng Chính tập kích, cầm gậy dài khều lấy quần của ông Sáu dấu đi thì hay biết mấy. San thoáng nghĩ, lần sau sẽ làm vậy. Ông Sáu đi ngược mương sang bên đường, lũ trẻ đồng loạt bỏ chạy, lúc này chúng cười to thích thú, khoái chí. Ông Sáu chửi vớt: “Mẹ cha mấy đứa chúng mày…”.

Con mèo mướp ăn vụng chén chán chê con cá chép là do San đâm được ở mương sen ông Nuôi. Khi dân làng vào mùa ngâm đay, ngày nào San và thằng Chính cũng ra nom màu nước đay, khi màu trong trong xanh chuyển sang màu đục đen mờ là cá sẽ ngớp, con mương được cả làng ngâm đay ở đây, theo kinh nghiệm San biết ngày thứ 5 ngâm đay nước chưa có mùi nhiều chỉ có những loại cá nhỏ ngao ngớp bên đám bọt trắng. Đến ngày thứ 7 nước đục đen nhiều, mùi nồng nặc hơn thì bọn cá trắng to sẽ phải ngớp cả. Những ngày đó San và lũ trẻ công phu làm những chiếc linh ba, linh bảy, linh chín…("linh" là từ địa phương, thực từ đúng là "đinh"). Anh Hinh và anh Bằng thường làm loại linh khủng bằng sắt phi 6 mua ở hàng sắt vụn phố huyện, loại này ưu điểm đâm cá to nếu trúng thì khả năng bắt được rất cao, nhưng cá diếc, cá chép nhành nhỏ sẽ lọt khe không bao giờ bắt được. San và thằng Chính làm cái linh chín từ đũa xe đạp hỏng. San công phu hơn làm linh 10, có một cái linh ở giữa làm bằng đũa xe xích lô rất cứng. Lợi thế linh này đâm được cá nhỏ rất ngọt, sẽ đi kiếm cá ngay từ những ngày thứ 5. Sáng sớm ngày thứ 7 San và lũ bạn dạy sớm lắm ra nhòm nước đay, phát hiện đã nhiều bọt cá ngớp to, cả bọn chạy nhanh về nhà cầm linh ra chiến đấu. Khi mang linh ra thì đã rất nhiều người lớn đã ở đó đâm cá ngao đặc mương sen. San đâm được hơn chục con cá diếc bự, cá chép nhành. San cẩn thận xuyên qua mang cá bằng cái dây cỏ ống dài. Những người lớn nhìn loại cá nhỏ này thường không thèm quan tâm. Kinh nghiệm đâm cả ngớp là phải theo dõi bọt ngớp, làn nước động, khi phát hiện phải đâm chúi xuống dưới 45 độ tính từ mặt nước, nếu đâm ở trên trúng đầu sẽ bượt ngay. San được coi là sát cá vì có nhiều kinh nghiệm hơn bọn trẻ cùng tuổi. San đã từng nghiên cứu qua hình vẽ đồ hoạ mấy buổi tối khi đã học bài xong về cách thức đâm cá mà. San còn nhớ cái cảm giác đâm con cá chép sụ lắm, con chép này rất khôn tất cả hội đều rình bắt nó, có cả bác Xum, bác Súng, anh Huếch, anh Hinh, anh Bằng… họ đều có những cái linh to đang săn rình, con chép này chưa sặc nước lắm nên từ sáng đến giờ nó chỉ ngớp 1 cái là nặn ngay. Ai cũng bí mật riêng không nói cho ai biết lí lịch ngắp lặn của nó vì sợ lộ, kẻ khác đâm mất. San thì cũng chẳng rình nó, vì cái linh của San thuộc cây nứa cũng nhỏ, nếu đâm trúng, nó giẫy cũng gãy mất cây linh. Vậy là San cứ đi đâm cá diếc, cá chép nhành, cá mương…San đang rình đâm cá những chỗ vắng để đỡ vướng, đỡ va chạm với mấy cao thủ có cây linh buộc vào cán vầu kia. Bất cợt, tim San gần như nhảy khỏi lồng nhực, đập thình thịch, hồi hộp run khắp người. Trời ơi, cái mồm, cái đầu con chép to quá đang nhô ngớp sát mặt nước, phía trong bụi khúc tần to, cái lá sen rạc già được nó nguỵ trang chỉ che được một chút cho con chép sụ. San trấn tĩnh nhón chân nhẹ nhàng tiến đến bởi nếu có tiếng động nhỏ con chép khôn này sẽ lặn ngay, San ngước nhìn nhanh xung quang, may quá cả đám đông vẫn ở cuối mương ông Nuôi phía nước sâu. Chắc mọi người nghĩ con chép sẽ về đó ngao, không ai nghĩ nó ở khu nước nông nơi San đang cặm cụi đâm cá nhỏ. San tiến sát, ra thế thò linh lao áp sát, đến gần nó cách 70 cm sẽ ra sức cuối cùng, San nghĩ nhanh phải đâm thật chuẩn, thật mạnh, thật thẳng cán mới ăn thua. Những chiếc linh sắc nhọn San mới mài viên đá bố mua chắc sẽ ngọt sắc lẹm lắm đây. Và tiếng “BỤC” một nhát khô khốc. “Ùm” tiếng vùng vẫy nhùng nhằng mạnh, cán linh lắc lư. San mừng rỡ đã đâm trúng nó. San đã tính phải đâm phía dưới cái mồm ngớp 45 độ như đồ hoạ. Chắc phải 5 cái linh đâm trúng phần thân nó rồi. Khả năng thoát của con chép sụ là rất khó, nhưng nếu gãy thân linh nó sẽ tuột mất, mấy bác cơ hội kia sẽ ra bắt mất con chép này.Thấy tiếng động ùm ùm to tướng, tất cả mọi người ở cuối mương đổ dồn nhìn về, đồng loạt chạy tiến về phía San. San bình tĩnh chúi thẳng linh xuống bùn, lần theo cán linh xuống tóm nó. Như suy nghĩ, San dúi thẳng con chép xuống bùn, nó giãy giụa yếu dần. San thò tay theo cán, tới các cái linh là cái đầu cá rất to. San nhanh tay móc ngón trỏ ngón cái vào mang cá đồng thời nhấc linh cùng con chép lên. Quần áo nó ướt hết. Ôi, con chép to quá, vàng ươn, dài ngoãng, khoảng hơn 3kg, đây là con cá ở mương to nhất. Tất cả mọi người nhìn tiếc rẻ suýt xoa: “Nhất thằng San vớ quả độc đắc”. Con chép sụ vẫn vùng vằng giãy... San không nói gì, xách con cá trĩu tay mà niềm sung sướg kiêu hãnh quá chừng. San ra cầm xâu cá diếc mang về nhà. Trên đường về các bà, các bác, các cô thấy vậy cứ khen, khen hoài cái thằng San giỏi sát cá.

Bao công sức là vậy, về mẹ mổ kho khô quấn trấu. Cả nhà khen San và anh Bằng. Thế mà sáng nay con mướp lại cạy chạn ăn vụng, làm đổ cả xoong ra nền bếp đầy tro trấu. Thử hỏi vậy làm sao mà mẹ San không chửi nó cho được chứ?

Hai anh em nhanh chóng đánh răng kem Dạ Lan mẹ vừa mua, kem đánh răng Dạ Lan hiệu cô gái Việt Nam, giờ đã chuyển hiệu ông già Việt Nam mà anh em An thường nhủ cứ chịu khó đánh răng kĩ buổi tối, buổi sáng để có hàm răng trắng như ông. Nhưng thâm tâm San thì nghĩ như răng Chuyên mới là trắng đẹp nhất. Sáng sớm gió heo may lành lạnh, gió này là tôm đi ăn đêm qua dữ lắm, San nghĩ mà tưởng tượng ra bao nhiêu niềm vui. San giục: “Anh Bằng ơi đi thôi!”. Anh Bằng gánh đôi quang kẹp mẹ thường quẩy mạ, để nát nữa quẩy rọ tôm về, chứ bê thì mất nhiều chuyến lắm. Cầm cái đèn pin mới được chỉnh pha nên rọi sáng nhiều. Cái đèn pin nhà San chạy 2 quả pin cho đỡ cháy ong bun, chứ cái đèn 3 pin của anh Hinh còn gọi 3 pha tối đi soi chim bắn thì hay cháy bóng. Tính anh em San tiết kiệm nên chỉ dùng 2 pin thôi. Những quả pin đại dùng hết là khi bóp nó mõm tay lắm, có quả hết kiệt còn chảy nước, anh Bằng bảo nước đấy độc lắm, nhưng San vẫn ghè lấy cái nắp đỏ để làm cầu lông gà, nhiều hôm anh Bằng ghè hộ mạnh tay vỡ nắp làm cho San cứ tiêng tiếc. San hay qua gốc nhãn đằng sau vườn um tùm nhà cô Bẩy có cái cửa sổ mà ông Hoà bố chồng cô hay nghe đài chạy bằng pin (anh Hinh hài hước vẫn bảo là cái “đài nối”), khi hết ông hay ném pin ra. Ngày đó San nhớ nhất ông hay nghe tiết mục “Câu chuyện cảnh giác” và 10 giờ đêm là tiết mục ngâm thơ, San ngồi học khuya thích nghe nhưng giọng ngâm thơ thường buồn.

Trời vẫn còn tối, trăng xế buổi sáng in mờ đường cái đầm hồ nhà ông Sáu nơi được thả rọ tôm. Anh Bằng đi trước, anh mặc cái quần đùi Thái đã sờn vải, San cầm đè pin theo sau, đến đoạn đường đầm gần trong Xiểng nơi có mấy cây nhãn to trên bờ mà ban ngày lũ trẻ với San thường trèo lên chơi. Có lần chơi trốn tìm, nhãn um tùm thằng Duy, thằng Vương ẩn ở đó mà không ai tìm thấy, cuối cùng cái Hiền phải xin chịu chúng nó mới xuống. Từ đó chỗ này đã bị phát hiện. Những buổi tối mùa hè, mùa tháng Tám trung thu mà chơi đi ẩn, chơi bắn nhau ở trong Xiểng này thì tuyệt. Anh Hinh có lần chùm áo của mẹ bò sát các chân đống rơm bắn tỉa làm cho đội của San bị bắn thua hết. Nhưng buổi sáng sớm lành lạnh hôm nay San bất chợt rờn rợn sờ sợ. Mẹ vẫn hay kể ở mấy cái cây nhãn to trong Xiểng, nhất là cây đằng sau phòng ông Bửu, quản đốc là có ma. Nhiều người lên chảy nhãn thường bị vật ngã. Nhớ lời mẹ dặn mỗi lần chơi ỏ đó San thường né cây nhãn này. Những đêm trăng, trời nóng không ngủ được bọn trẻ thường tập trung ngồi quanh cái giếng nơi có cây đa cổ thụ ở khu trung tâm chính của Xiểng, nhìn về phía tây sau dãy nhà tập thể là cây nhãn phòng ông Bửu, chơi trò đi ẩn, bắn nhau xong chúng nó thường ngồi ở đây vì sân giếng nát gạch rất sạch này. Anh Hinh kể: “Mẹ tao bảo vào cái hôm bão đêm tháng bẩy gió đung đưa rất mạnh mẹ tao ra đóng cửa chuồng gà nghe thấy nhiều tiếng khóc ở trên ngọn đa này, toàn trẻ con mặc đồ trắng khóc, thỉnh thoảng có cô gái mặc áo dài xoã tóc bay đến ru chúng nó…”. Nghe anh Hinh kể thế cả bọn rúm ró ngồi sát vào nhau, cái Hiền, cái Oanh, cái An cứ len lén nhìn lên ngọn đa, còn San thì cứ nhìn về cây nhãn đằng sau phòng ông Bửu.

Đến chỗ kí hiệu nhấc rọ tôm, anh Bằng bảo San soi đèn anh lội xuống lấy rọ. kí hiệu anh cắm cái que đay, anh xuống nhấc rọ lòng San hồi hộp lắm, cái đầu anh nhấc lên tới mặt nước lắc lắc rửa cho hết bùn sau đó nhấc lên lắc ở không trung xem có tiếng tanh tách không? San hỏi: “Có tôm không anh? ừ cũng được". Ở dưới anh không nhìn rõ, anh ném rọ lên bờ, San cầm rọ soi đèn pin đếm sơ qua, ôi thích quá 7 con tôm trà, sang cái thứ 2 được 6 con, đến cái ở đám lá bàn trang thì tiếng nhảy tanh tách liên hồi. Ôi, lưng cái rọ toàn là tôm trà. Hai anh em San mừng rỡ cùng bảo hôm sau sẽ đặt rọ chỗ này. Đến trệ thùng đấu mất 3 cái rọ không tìm thấy, chắc nó trôi xuống đáy rồi. San bảo anh Bằng hôm sau nên buộc dây đay vào cái cọc cắm xuống đất cho đỡ trôi mất. Cứ như vậy hai anh em cặm cụi đến 6h30 mới nhắc hết rọ mang về nhà. Cái An đã mang cái rổ, cái giá tre đợi sẵn. Cả nhà hồi hộp, thích thú cùng cởi nắp đậy ra đổ tôm. Liên tục những tiếng ồ… ồ… dành cho các chiếc rọ có nhiều tôm. Hôm qua bố mẹ San đoán được dăm lạng là mừng, vậy mà hôm nay đổ được nhiều quá, cỡ khoảng hơn ngót 3 cân. Mẹ bảo:

- Cứ đà này mai mốt ăn chán đem đi bán chẳng mấy mà gỡ thừa vốn. Cái An nhanh nhảu:

- Lúc đó dư tiền bố mẹ và hai anh mua cho con bộ chơi cờ cá ngựa cộng thêm cái xe mi ni Tàu màu xanh ngọc giống màu xe mini Nhật của chị Chuyên ạ!

- Mày cứ học giỏi hơn 2 anh, cuối năm có giấy khen xuất sắc thì sang năm Bố mẹ sẽ mua cho. Cái xe đó bây giờ cũng phải ngữ bảy trăm. Hôm trước mẹ vẫn giữ ba trăm học bổng của anh San đây… Cái An cướp lời mẹ:

- Anh San được học bổng gì đâu, anh ấy viết bài gửi báo được nhuận bút đó. Cái hôm nhận thưởng ở trường nom anh mà con tự hào lắm, tất cả con gái lớp con muốn kết bạn với anh. Chúng nó đang thần tượng anh San! Tại anh San dặn con và anh Bằng không được về kể chuyện. Anh San viết bài nữa nha? Mà cũng thương anh San hôm đó luýnh quýnh thế nào đứt cả cái dép tổ ong, cái áo thì sờn cổ, sờn vai nhìn anh mà nước mắt con cứ chảy dòng dòng…À, mấy đứa con gái lớn lớp em cứ ghen tỵ với chị Chuyên đứng liền anh đó nha! Cái An liếc nhìn về San cười đầy ẩn ý.

- Anh Bằng cười nói: Sướng nhất San rồi, nghe thằng Duy kể hôm đó San được tiên nữ mặc váy trắng hạ trần nắm tay rất chặt…Thì ra là cái Chuyên hoa khôi xã bên em họ anh Hinh hôm trước sang nhà mình chơi với chúng tao.

- San đỏ nhừ mặt chẳng nói gì. Bất chợt con chọi kêu túc… túc chạy ra áp sát anh Bằng và San. Cái con này càng ngày càng khôn, cứ thấy ăn là quyện. San đổ cái gáo múc nước đang đựng toàn cá sọi, cá mài mại, cá đòng đong cho nó ăn. Món lạ, nó mổ ăn liên hồi, có lúc nghẹn ứ cổ ngắc ngắc. Một lúc sau cái diều của nó đã căng phồng. San vuốt vuốt cái cườm của nó và nghĩ từ nay ngày nào chọi cũng được chén lo say đặc sản cá tép, chứ ăn giun, ăn ngéo mãi cũng chán. Mà cũng chỉ có chủ nhật San đi câu cá sọi cờ nhà bà Tam Phong mới được đổi món. Anh Bằng dạo này cũng bảo cho San chung một phần con gà chọi. Mấy hôm nữa con chọi mái ấp 5 chứng nở, anh Bằng hứa sẽ cho San 2 con. Mẹ mới soi đèn chứng tối hôm qua mười quả thì chỉ đậu 5 quả trứng chọi, 5 quả trứng gà ri ung hết. Cũng bởi lẽ con gà trống hoa mơ nhà San bị bắt trộm tháng trước, mà con chọi của anh Bằng chỉ thích mỗi con chọi mái thôi. San chợt nghĩ đến Chuyên, ước gì ngày mai chủ nhật Chuyên sang nhà San chơi. Cũng may, Chuyên chưa vào Sài Gòn.

- Bố cười hiền hoà gật gật cái đầu. Nhà thì nghèo nhưng bố luôn tự hào về ba anh em San.

- Hai anh em San cất rọ tôm vào cái chuồng lợn vẫn đang để trống, phiên chợ tới mẹ bảo mới mua con lợn nhỏ về nuôi. Để rọ tôm trong gian rợp sẽ tránh khô rọ không bị nổi bồng bềnh. Trong lòng San và anh Bằng thấy thích lắm, cùng bàn chiều nay sẽ đi thả rọ sớm, tiện cho việc tìm 1 cái rọ bị trôi mất sáng nay.

Hôm sau, ngày chủ nhật, hai anh em San ngủ dậy muộn hơn thường lệ. Đã 7 giờ sáng, San bật dậy dứt khoát, anh Bằng vẫn với với cái chân khều cái chăn mỏng đậy chùm lên mặt. Chắc anh muốn muốn ngủ thêm vì tối hôm qua hai anh em đi nhấc cành câu tra được 6 con cá chuối, một con cá trê. Con trê mắc câu ở cái cành San mắc thử mồi giun. Mãi muộn mới đi ngủ nên bây giờ San thấy cay cay cái mắt. San nhớ đêm hôm qua có trận mưa rào nhẹ, nếu mưa rào to đầu mùa này thì anh em San đã đi bắt cá rô lạch. Nhưng dù mưa nhỏ thì bọn cua cũng lên bám bèo tìm thức ăn nhiều đây. San nghĩ, đánh răng xong, ăn uống rồi đi câu cua. Đêm hôm qua San mơ thấy Chuyên đến nhà chơi, Chuyên mặc cái váy xanh, đi chiếc xe đạp mini Nhật màu xanh ngọc, Chuyên cười nói xinh dịu dàng, San muốn kể nhiều chuyện cho Chuyên nghe mà cứ ú ớ không phát ra thành lời. Bố nằm ở giường bên nói vọng sang: Thằng San làm mơ à? Thế là San trở mình ngủ một mạch đến bây giờ. San cười tự nhủ cũng may Chuyên không đi Sài Gòn và cũng chẳng đến nhà mình đâu.

San hì hục đào bới tìm bắt con giun đồng ở vườn đất trồng lạc ngay trong vườn nhà. Con giun đồng nó màu đen, khi bắt được nó quấn tròn người lại, khác với con giun nhà màu hồng trắng còn gọi con giun nhậy, loại nhậy này hay đứt không dai như giun đồng, không phù hợp câu cua, câu cá đồng cờ. Mẹ San đi làm tổ công nhật lên dặn San ở nhà cho gà, cho vịt ăn và băm cây chuối chiều mẹ về quấn cám cho con lợn sề. Mẹ ra tới cổng thì nói chuyện với ai thì phải? San ngỏng tai ra nghe nhưng chưa rõ. Nếu người cùng tổ đi làm thì cứ thế mà đi. Chắc mẹ nói chuyện với người lạ.

- Cháu hỏi ai mà đứng đây vậy?

- Dạ, cháu chào bác! Cháu… hỏi… nhà.. bạn San ạ?

- Ừ, nhà San đây, bác là mẹ San. Để bác gọi San cho.

- Dạ, cháu… chào bác, cháu cảm ơn bác ạ!

- Cháu tên là gì? Con nhà ai mà xinh quá!

- Dạ, cháu là Chuyên, con nhà bố mẹ Bình ở làng bên ạ!

- Thì ra là cháu Chuyên bạn liên đội trưởng, hát hay nhất ở trường TH … X… luôn được em An và San nhắc tới… San ơi, có bạn Chuyên đến chơi đây này.

Chuyên bẽn lẽn mặt ngượng ửng hồng, áp cái xe mi ni sát cổng nhìn vào trong. Bác Lam dặn Chuyên cứ đợi San, bác đi làm kẻo muộn giờ. Chuyên, vâng chào bác!

San luýnh quýnh chạy ra cổng, tim như nhảy ra khỏi lồng ngực, mặt nóng ran vì bất ngờ. Chuyên đang đứng đó, ở cổng bên cái xe mi ni Nhật màu xanh ngọc, chiếc váy cũng màu xanh lam, đội cái mũ trắng có thắt cái lơ tím điệu đà… Chuyên xinh tựa nàng công chúa trong những câu chuyện cổ tích. San lắp bắp: “Chuyên… đi.. đâu đấy?”. Chuyên cười, chắc do nhìn bộ dạng ngượng ngịu của San với cái quần đùi, chân đất, tay cầm cái rầm đào giun…

- Tớ đến nhà San chơi như đã hẹn mà. San có cho tớ vào nhà không? Giọng Chuyên trong trẻo, điệu đà, truyền cảm lạ kì khác hẳn với chất giọng nghiêm trang ở những ngày thứ 2 khi chỉ đạo Liên đội chào cờ đầu tuần.

- Mình…mình…mời Chuyên vào nhà. San ấp úng, mặt đỏ ửng, thoáng choáng ngợp bởi vẻ đẹp thánh thiện đầy bất ngờ trước sự có mặt của Chuyên.

San mở cánh cổng tre, Chuyên dắt xe vào. Chuyên hỏi San đang làm gì vậy? San khoe chuẩn bị đi câu cua, câu cá cờ. Chuyên chưa từng biết chuyện này, bảo San cho đi câu cùng. San vui mừng bảo Chuyên đợi San lấy thêm cây đay, sợi chỉ làm thêm cành câu cho Chuyên. San khéo léo uốn cái móc sắt nhỏ tròn luồn con giun đồng. Chuyên nhìn thấy con giun ngọ nguậy có vẻ sợ sợ. San biết vậy, trấn tĩnh: “ Đừng lo, có mình”. Chuyên hỏi nhiều nhiều các chuyện, San giải thích, phân tích từng việc…Chuyên tròn xoe mắt nghe thích lắm. Chuyên bảo từ bé đến giờ chưa bao giờ biết những việc này…

Chuyên vô cùng mừng rỡ khi câu được con cua đầu tiên. Chuyên cười nói khoe ríu rít. Con cua càng mai đồng đã được Chuyên nhấc từ từ lên khỏi mặt nước, nhấc lên bờ theo cách như San đã hướng dẫn. Con cua rơi xuống nhanh chân bò chạy. Chuyên hớt hải: “San ơi, giúp tớ”. Chuyên sợ nó cắp không dám vồ. San chạy ra nhẹ nhàng tóm gọn con cua cho vào xô. San hướng dẫn Chuyên cách cầm cua sát cái mang, cạnh 2 càng thì không bao giờ cua cắp được. San lại bảo Chuyên tìm những chỗ nào bèo động thì nhử động động cái mồi là cua lên cắp và nhè nhẹ nhắc nó cho vào xô đỡ phải bắt. Hai đứa ríu rít như chim ri.

Câu đã được nhiều San rủ Chuyên về đi câu cá cờ cho gà chọi ăn. San đổi cái móc vòng tròn thay bằng buộc con giun mới vừa mồm cá cờ. San và Chuyên sang cái ao bèo nhà bà Tam Phong ở đó nhiều cá cờ lắm. Bà Tam Phong thường đuổi không cho lũ trẻ sang đó câu, vì nhà bà làm nghề sản xuất thuỷ tinh làm bóng đèn, lọ, bình đề làm bằng thuỷ tinh…những sản phẩm hỏng vỡ đều vứt ra đằng sau. San ngoan ngoãn, tính cẩn thận, thường xin phép bà đã đặc cách cho San được tự đến câu cá cờ. San nhấc cái cành tre để đi vào ao. Hai đứa câu một lúc đã được nhiều cá lắm. Chuyên thích thú vô cùng. Khi câu đã quen Chuyên giật cần liên tục, lũ cá cờ cũng liên tục bị bay lên bờ. Chuyên cười khúc khích. San bảo mang đôi cờ hoa về thả lọ Chuyên nuôi sẽ rất vui. Chuyên đồng ý liền. Nắng đã lên cao, có giọt mồ hôi đã chảy dài ở má Chuyên, lấy tay quệt ngang. San nhìn đôi má ửng hồng do nắng khiến Chuyên xinh đẹp bội phần trong cảnh làng quê dưới những bụi tre quanh ao nhà bà Tam Phong. Chuyên thêm xinh đẹp hồn nhiên khác hẳn vẻ xinh đẹp hàng ngày ở trường! Một làn gió thổi nhẹ làm bay bay cái váy xanh lam càng tôn thêm cái vẻ đẹp kiều diễm của nàng công chúa mà San cứ trộm liếc nhìn… Tiếng ho của bà Tam Phong báo giờ nghỉ giữa ca. Cá đã câu được nhiều, San rủ Chuyên đi về.

San cầm 2 cái cần câu, còn một tay nhấc cái bó rào tre để đi sang cái bờ đầm. Tắt về nhà cho gần. Chuyên một tay cầm xô cá sọi, một tay túm chân váy đi cho đỡ vướng vấp. Bỗng một cành tre vướng vào chiếc váy xanh lam, Chuyên trượt chân ngã bổ nhào, sượt dài xuống tận trệ ao. Cái xô cá sọi đổ bắn tung toé. San giật bắn mình vứt ngay 2 cái cần câu, vứt đẩy bó rào tre, lao ra đỡ Chuyên, San sốc hai nách Chuyên kéo lên, cái chân phải của Chuyên đã thụt xuống bùn đầm. Theo phản xạ Chuyên cũng túm chặt lấy San. Chuyên lớn nặng hơn San, hì hục một lát San mới kéo được Chuyên lên bờ. Chân và cái váy xanh đã lấm đầy bùn đất. San giật mình run bắn người khi phát hiện một dòng máu chảy dài ở đùi Chuyên, San luống cuống:

- Chuyên… ơi, Chuyên đứt… chân rồi!!!

Chuyên nhìn xuống kéo chiếc váy xanh lam vết thương đang chảy máu rất nhiều: “San ơi, giúp Chuyên với!”. San nhanh tay bịt chặt vết thương ở đùi tránh máu chảy cấp. Đây là bài học San thường làm khi đi mò cua cá không may dẫm phải mảnh sành. Lòng San đau nhói quặn lại khi thấy Chuyên bị đau vậy, cái chai thuỷ tinh 65 vỡ nhọn nằm ở trệ ao nấp trong màng cỏ gà đã xuyên toạch sâu vào đùi Chuyên. Nước mắt San cứ tự trào ra không ngớt… Chuyên vẫn cười nhẹ trong vết đau nhói, cái môi Chuyên bợt hẳn đi: “ Không sao đâu San à!”. San ấp úng nhưng đầy rứt khoát:

- Chuyên… hãy dùng hai tay bịt giữ kĩ vết thương, không cho chảy máu, để San tìm đồ chữa… Chuyên làm theo như một em bé đang nghe lời mẹ.

San chạy ra ngay bờ đầm tìm tìm, bới bới và nhổ. San nhổ một nắm cây gì mà Chuyên không biết tên.

- Cây gì đó San?

- Cây nhọ nhồi cầm máu đó.

San vội cấu ngọn, lá một nắm, vò, vò nát bét những cái lá non. San để vào một cái lá sen, thoạt đi cấu một cái lá sen to trút toàn bộ nước mưa còn đọng ở những chiếc lá sen vẫn còn lưu giữ sau trận mưa đêm qua. San cẩn thận bảo Chuyên dang chân rộng ra, San dội nhỏ nước từ bọc lá sen kì hết bùn đất bẩn ở vết thương. Chuyên hơi nhau mày chắc đau. Nhanh nhẹn, San đắp toàn bộ nắm lá nhọ nhồi vào vết thương. San vội xé một vạt áo phía dưới phần đuôi tôm, cái áo San mặc đã hết phần cotton nên soạc một cái đã được mảnh dài. San buộc kĩ vết thương lại. Chuyên cười hồn nhiên:

- San giỏi thế, cái gì cũng biết làm. San xé áo lấy gì mặc?

San cười vẫn méo sệch vì thương Chuyên: Áo của tớ rách rồi mà!

Sau khi băng vết thương, San dội nốt nước chảy hối hả rửa cái đùi, váy đầy đất bám vào. Giờ San mới phát hiện cái đùi dài trắng nõn nà của Chuyên. Mặt San bất chợt đỏ rần giật, tay run run. Một làn gió nhẹ thổi thốc cái váy lam, thoáng trong mắt San bắt gặp cái ren màu hồng. San ngượng chín mặt ngoảnh đi, lắp bắp:

- “ Chuyên ơi, …xong rồi!”

Chuyên vẫn cứ vô tư hồn nhiên:

- May quá, hôm nay Chuyên được bác sĩ San cấp cứu kịp thời, không chết! Mà San giỏi thật, giỏi học, giỏi đá cầu, giỏi viết báo, giỏi nhiều thứ quá. San dạy dần cho Chuyên nha?

Nghe Chuyên nói vậy trong lòng San mừng lắm, nhưng trong lúc này San chỉ thấy thương xót cho Chuyên đang đau là nhiều hơn. San mong cho mình là người bị ngã, bị thương, bị đau thay hết cho Chuyên thì thật tốt là bao. San lo đùi Chuyên sẽ có vết sẹo dài. San nói: “ Chuyên về vệ sinh nước muối rửa vết thương cho chóng khỏi. Mấy hôm nữa mọc da non, Chuyên nhớ bôi nghệ già thường xuyên để hết sẹo, kẻo xấu!

Chuyên cười, bỗng nhiên nũng nịu:

- Kệ nó, Chuyên không làm, xấu cũng được…cho San cái sẹo xấu đó!

Hai đứa trẻ cứ hồn nhiên, San dìu dắt Chuyên về nhà. Trời trong xanh, nắng nhè nhẹ đã gần buổi trưa rồi.

                                                                    *** Hết tập 2***

                                                                         Kim Động, ngày 07/03/2021

 

 

Bài tin liên quan
Chính phủ điện tử
Tin đọc nhiều
Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 1
Hôm qua : 37
Tháng 01 : 268
Năm 2025 : 268